Tự Học và Bị Học
Có hai cách học: một là học với Thầy, hai là tự học với sách.
Lúc nhỏ, đến trường, thầy giảng sao, ta học vậy. Học với thầy thì
có vẻ hơi “sướng” vì thầy đã chuẩn bị sẵn cho ta mọi thứ, ta chỉ cần
ngồi vào bàn và “ăn”. Nhưng lắm khi các “món dọn” ra không hợp khẩu vị,
“ăn” mãi một món, chán lắm nhưng vẫn cứ phải “ăn” vì ta không có quyền
chọn lựa nào khác.
Còn tự học với sách, ta phải tự chuẩn bị “thực đơn”, đi chợ và tự nấu ăn.
Nếu ta biết cách lên thực đơn, khéo đi chợ và nấu nướng thì ta sẽ có
một bữa ăn ngon miệng, vừa tiết kiệm vừa bổ dưỡng. Ngược lại, có khi ta
tốn cả đống tiền, mất thời gian
nhưng rồi chính ta cũng không thể nào nuốt nổi. Tương tự như vậy, khi
học với sách, ta có toàn quyền lựa chọn và học những gì mình thực sự
cần, bằng cách của mình, thời gian và địa điểm mình thích,… Nhưng kiến
thức từ sách là mênh mông, nếu ta không biết lựa chọn, không biết xử lý
thông tin để biến kiến thức ấy thành tri thức của riêng mình thì ta sẽ
vẫn cứ “dốt” dù đọc, học rất nhiều.
Làm sao để tự học hiệu quả?
Trước tiên, bạn nên cẩn thận với “bẫy biết tuốt” trong quá trình
đọc sách. Bởi lẽ, câu chữ, lập luận của sách thường rất logic, rõ ràng,
không ít khi ta tưởng mình đã hiểu nhưng thực ra mình không hiểu gì cả
hoặc hiểu sai hoàn toàn.
Để tránh bẫy này, bạn cần phải vượt qua được vỏ bọc bên ngoài của câu chữ, ngôn ngữ
để tìm và hiểu được nội dung bên trong, cái hồn, cái thần của sách. Cái
này không phải dễ làm. Bởi vì tất cả chúng ta đều có xu hướng tìm kiếm
điều mình cần, mình thích và từ chối những điều trái mong đợi của mình.
Nên nếu ngôn ngữ, vỏ bọc của sách hợp với mình thì mình ngấu nghiến ngay
và hiểu theo “cách của mình” và bỏ qua những “viên ngọc” còn giấu bên
trong. Ngược lại, câu chữ, vỏ bọc của sách trái ý mình thì mình bỏ đi,
không đọc nữa, thậm chí có phản ứng tiêu cực.
Làm thế nào để hiểu, để cảm được cái thần, cái hồn bên trong sách?
Làm thế nào để hiểu, để cảm được cái thần, cái hồn bên trong sách?
Trước tiên, bạn cần phải đọc chậm, đọc kỹ, thậm chí đọc đi, đọc lại vài lần nếu thấy nội dung có gì đó trúc trắc.
Học với sách, đòi hỏi bạn phải liên tục suy nghĩ, phải tìm đến
những liên tưởng từ sách đến thực tiễn để có thể áp dụng vào hoàn cảnh
của mình. Chỉ khi bạn và sách gặp nhau, thì những ý tưởng sáng tạo mới hiện ra. Đó chính là cái thần, cái hồn của sách mà không phải ai cũng có thể cảm nhận được.
Ngoài ra, cũng giống như bất cứ việc gì, học với sách cũng cần bạn
phải xác định rõ mục tiêu. Bạn phải xác định rõ mục tiêu của mình để
chọn lọc và xử lý tốt thông tin thu được. Nếu không, giữa biển kiến thức
mênh mông, bạn sẽ chết chìm.
Vì vậy, học với sách tuy có khó nhưng lại rất thú vị. Sách không
chỉ giúp bạn mở rộng kiến thức mà còn phát huy sáng tạo của bạn rất tốt.
Học với sách là một kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng với những ai muốn thành công trong sự nghiệp.
Theo SAGA.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét